Hotline hỗ trợ (24/7)

1800 888 997

Các loài Ruồi ở Việt Nam

admin 03/09/2022 54 Lượt xem
Rate this post

Ruồi là loài côn trùng trung gian mang theo nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vấn đề kiểm soát và tiêu diệt loại côn trùng này luôn được nhiều người quan tâm, nhất là các cơ sở kinh doanh mặt hàng thực phẩm, nhà hàng, quán ăn, du lịch… Hãy cùng Công ty Kiểm Soát Côn Trùng Thuận Phát (PEST24h) tìm hiểu về đặc tính và cách tiêu diệt ruồi hiệu quả và an toàn.

1. Các loại ruồi thường gặp ở Việt Nam

Theo cục y tế dự phòng, tại Việt Nam đã xác định được 172 loài ruồi trong các khu dân cư. Trong đó 70 loài ruồi gần nhà, giữa chúng có những loài thích nghi với lối sống gần người. Tác hại của ruồi đối với con người, cây trồng, vật nuôi.

Một số loài ruồi điển hình thường gặp như sau:

1.2. Ruồi nhà (Musca domestica)

Là loài ruồi bị thu hút bởi tất cả các loại thức ăn, ruồi nhà có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng trú ngụ và sinh sản ở các bãi rác, thức ăn phân hủy, thậm chí đậu trên các bãi phân, sau đó lại đậu vào thức ăn, nước uống của con người. Do đó có thể nói ruồi là một trong những nguyên nhân lan truyền các mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.

Đặc điểm ruồi nhà:

  • Con trưởng thành dài 5-8 mm.
  • Ngực màu xám có 4 sọc nhỏ.
  • Bụng màu da bò hay vàng.
  • Phủ đầy lông nhỏ đóng vai trò là cơ quan vị giác.
  • Mắt kép phức tạp – với hàng ngàn thấu kính giúp ruồi có một trường quan sát rộng.
  • Gân cánh thứ 4 cong và đầu cánh hơi nhọn.
  • Ấu trùng có màu trắng và nhỏ dần thành một mũi nhọn ở cuối phần đầu. Có hai “điểm” lỗ thở ở phía đằng sau, không chân và dài 12 mm khi trưởng thành.

Vòng đời: Ruồi nhà có khả năng trưởng thành nhanh từ trứng đến ruồi trưởng thành.

  • Trứng được đẻ thành các mẻ từ 120 đến 150 trứng và có thể nở trong vòng 8 – 72 tiếng.
  • Ấu trùng Ruồi nhà có thể mất 3 – 60 ngày để trưởng thành.
  • Nhộng trưởng thành trong 3 – 28 ngày.
  • Khi đã vào trong nhà, ruồi nhà có thể đậu trên tường, sàn nhà hay trần nhà. Ở ngoài trời chúng ở trên cây, mặt đất, hàng rào, đống phân trộn và thùng rác.
  • Vào ban đêm, chúng thích nghỉ ngơi gần các nguồn thức ăn cách mặt đất từ 1,5 đến 4,5 m.

1.2. Nhặng xanh (Calliphora vomitoria)

Được xem là loại côn trùng dịch hại bởi chúng hay xuất hiện ở các khu vực dơ bẩn như bãi rác, khu vực giết mổ gia súc, gia cầm, chợ cá… Nguồn thức ăn của ruồi nhặng xanh là thực phẩm trong quá trình phân hủy, xác động vật. Vì vậy chúng đem theo rất nhiều vi khuẩn gây nguy hại đến con người nếu đậu vào thức ăn, nguồn nước uống.

Đặc điểm

  • Con trưởng thành dài 6 – 13mm.
  • Màu xanh ánh kim (xanh dương hay xanh lá cây).
  • Mắt màu đỏ, cánh trắng có đường vân màu đen.
  • Nhặng rất khỏe, năng động và hoạt động trong khoảng nhiều km cách nơi sinh sản.

Vòng đời:

  • Trứng nở từ 0 – 18 tiếng (một phần có thể phát triển ngay trong bụng ruồi cái).
  • Sinh sản trong các chất có gốc thịt, đôi khi là phô mai.
  • Loài côn trùng dịch hại thường gặp ở các xác chết của chim, chuột, v.v.

1.3. Ruồi cống (Psychodidae)

Thường xuất hiện ở các nhà tắm, nhà vệ sinh, khu vực cống thoát nước, nơi à ấu trùng của chúng ăn các chất hữu cơ giống như nước cống. Chúng còn được biết qua nhiều tên khác nhau; drain fly, sewage fly và moth fly là một vài ví dụ.

Đặc điểm

  • Dài 2 mm.
  • Thân có màu xám.
  • Cả thân và cánh được bao phủ các lớp lông dài và giữ tư thế như cái lều trên cơ thể khi đậu.
  • Nhiệt độ thích hợp phát triển: 25 -300C

Vòng đời

  • Trứng nở trong vòng 1-6 ngày.
  • Ấu trùng mất 10-50 ngày để trưởng thành.
  • Nhộng mất 1-3 ngày để trưởng thành.

1.4. Ruồi xám (Họ Sarcophagidae)

Ruồi xám (hay còn gọi là ruồi thịt) là thường tìm được ở các khu vực nhiệt đới ấm áp. Ruồi xám bị hấp dẫn với chất thải thối rửa, thức ăn của người hoặc phân – gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, động vật.

Đặc điểm:

  • Kích thước con trưởng thành: 9-13mm
  • Màu xám nhạt và có ba sọc đen trên ngực
  • Con đực có nhiều lông hơn con cái

Vòng đời:

  • Vòng đời kéo dài từ 2-4 tuần.
  • Trứng trải quá quá trinh phát triển đầy đủ và nở ra bên trong ruồi cái.
  • Ruồi cái ký sinh ấu trùng trực tiếp lên vật chủ (từ thịt hay cá hư, xác hay phân động vật, rác thải thực phẩm hư thối có trong thùng rác) và bắt đầu kiếm ăn ngay lập tức.
  • Ấu trùng ăn  và phát triển nhanh chóng sau vài ngày, sau đó di chuyển ra khỏi môi trường có thức ăn để phát triển thành nhộng ở các khu vực khô hơn bên cạnh.

1.5. Ruồi trâu (Họ tabanidae)

Ruồi trâu là một loài gây hại cho gia súc. Những vết cắn không ngừng của ruồi cái có thể dẫn đến giảm cân ở một số loài vật. Ruồi trâu đực chủ yếu ăn phấn hoa và mật hoa và hoạt động vào ban ngày. Vết cắn của ruồi trâu có thể rất đau đối với con người. Chúng có phần miệng giống như con dao thu nhỏ mà chúng dùng để rạch da bằng một chuyển động như cây kéo.

Đặc điểm:

  • Con trưởng thành có thể dài đến 25 mm.
  • Màu đen đến nâu sẫm có mắt xanh lá cây hay đen.
  • Con đực có mắt tiếp giáp nhau, là đặc điểm khiến dễ phân biệt với con cái có mắt cách xa nhau.
  • Vết cắn của ruồi trâu có thể rất đau.

Vòng đời:

  • Giao phối bắt đầu trên không và kết thúc trên mặt đất, nơi con cái sau đó đẻ một khối trứng đôi khi có chất bài tiết bóng hay trắng như phấn, hỗ trợ giữ nước.
  • Trứng được đẻ thành các khối có từ 100 đến 1000 trứng trên một bề mặt thẳng đứng treo trên mặt nước hay nền đất ướt thuận lợi cho ấu trùng phát triển. Trứng nở trong vòng 5-7 ngày. Chúng ngủ đông trong giai đoạn ấu trùng và phát triển thành nhộng vào mùa xuân và đầu mùa hè.
  • Vòng đời của con trưởng thành là 30 đến 60 ngày.

1.6. Ruồi giấm (Drosophila species)

Ruồi giấm (hay còn gọi là ruồi trái cây), giống như tên gọi của chúng, ruồi giấm chủ yếu ăn trái cây và các chất đường khác. Chúng bị thu hút bởi men của các nguyên vật liệu thực vật thối rửa. Nhựa cây, trái chín nẫu và nấm là những nguồn thức ăn của chúng. Loài ruồi giấm phổ biến tấn công và đâm thủng lớp vỏ của trái cây chín nẫu và rau quả để đẻ trứng và ăn.

Đặc điểm:

  • Dài 3 – 4mm.
  • Màu nâu vàng hay có vằn.
  • Mắt đỏ tươi.
  • Bụng hạ xuống thấp khi bay, chậm.
  • Có xu hướng bay lượn.

Vòng đời:

  • Chúng có thể sinh sản trong trái cây thối, rãnh dơ bẩn và thậm chí trong các giẻ lau chùi.
  • Phát triển thành ruồi trưởng thành trong 7 – 30 ngày.
  • Con trưởng thành sống từ 2 – 9 tuần.
  • Trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng, ruồi trái cây có thể hoàn thành giai đoạn phát triển chỉ trong vòng 1 tuần.

2. Ảnh hưởng của ruồi đối với đời sống

Ruồi không chỉ gây phiền phức cho con người mà nó còn mang theo các vi trùng, vi khuẩn từ những nơi kém vệ sinh nhất tới nguồn thức ăn của con người thông qua đặc điểm sống của chúng. Những bệnh do ruồi gây ra thường là các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa như ngộ độc thức ăn, kiết lỵ, tiêu chảy, lỵ trực trùng, lỵ amíp, tả, thương hàn, giun, sán, …

Ngoài tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, một số loại ruồi con gây nguy hại đến vật nuôi, cây trồng như ruồi trâu, ruồi xám, ruồi giấm… làm giảm năng suất trồng trọt, chăn nuôi, ảnh hưởng đến nền kinh tế gia đình.

Sự xuất hiện của ruồi cũng làm mất đi vẻ mỹ quan, gây sự ô nhiễm môi trường.

Đối với các cơ sở kinh doanh liên quan đến các ngành thực phẩm, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, du lịch… thì sự có mặt của ruồi còn làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của cơ sở, làm giảm lượng khách hàng, đối tác. Ngoài ra còn liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể bị kiểm tra, kiện tụng gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở.

PEST24h cung cấp dịch vụ diệt ruồi và các dịch vụ diệt côn trùng khác như gián, kiến, muỗi, mối, mọt, rệp, chuột… giúp cho không gian sống của bạn trong lành, sạch sẽ, thoáng mát hơn.

Hãy liên hệ PEST24h qua hotline 1800 888 997 để được tư vấn miễn phí.

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Khám phá các dịch vụ kiểm soát côn trùng nổi bật tại Thuận phát