Muỗi và các bệnh từ muỗi
Việt Nam là nước thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiều cây cối, rừng rậm, thường xuyên đón nhận nhiều cơn bão, áp thấp gây mưa bão là một trong những nguyên nhân có nhiều muỗi. Các bệnh ra muỗi gây ra rất nguy hiểm đến sức khỏe con người và vật nuôi, thậm chí là tử vong.
Do đó, hiểu rõ các loại bệnh từ muỗi và cách kiểm soát, tiêu diệt muỗi luôn nằm trong chương trình chung của quốc gia cũng như toàn thế giới. Công ty Kiểm Soát Côn Trùng Thuận Phát (PEST24h) sẽ cùng Quý khách hàng tìm hiểu rõ hơn về muỗi và các bệnh từ muỗi để có giải pháp diệt muỗi hiệu quả và, an toàn.
1. Các loại muỗi thường gặp ở Việt Nam
Muỗi là loài côn trùng nguy hiểm, có nhiều căn bệnh xuất phát do bị muỗi đốt, gây thiệt hại đến sức khỏe con người, gây nguy hiểm thậm chí tử vong như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản… Tuy nhiên, mỗi loại muỗi lại gây ra các căn bệnh khác nhau, hãy cùng tìm hiểu về đặc trững của mỗi loài muỗi nguy hại nhất ở Việt Nam.
1.1. Muỗi Anophels SPP
Là loài muỗi xuất hiện nhiều nhất ở Việt Nam. Chúng sinh sống ở những nơi có nước sạch, không thích nước ô nhiễm, kiếm ăn vào ban đêm, thích màu tối.
Ấu trùng của muỗi Anophel nằm song song với mặt nước và mất khoảng 6 – 10 ngày để hoàn thiện vòng đời và phát triển thành muỗi trưởng thành. Con cái khi hút máu có thể đẻ 50 -150 trứng.
Chúng hình dáng có vệt màu xanh xám và sậm màu trên cánh đối với những con muỗi trưởng thành.
Đây là loài muỗi gây ra căn bệnh sốt rét nguy hiểm, nhất là đối với vùng nông thôn.
1.2. Muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn)
Loài muỗi đốt nhiều khi thay đổi cường độ ánh sáng, nhất là lúc chập tối trước khi mặt trời lặn và lúc bình minh sau khi mặt trời mọc.
Dấu hiệu nhận biết là chúng có họa tiết kẻ sọc trắng đen trên thân, chúng ẩn mình ở những nơi ẩm ướt như chum vại, vì vậy chúng có thể sinh sản và phát triển mạnh mẽ mà không sợ tiêu diệt bởi con người.
Ở giai đoạn chuyển tiếp từ trứng và trưởng thành (6-8 ngày), chúng thích đậu vào những chỗ màu đen (tượng trưng cho lối sống thích những chỗ tối tăm, đen bẩn) và những chỗ có màu đỏ (tượng trưng cho màu máu).
So với những loài muỗi khác, sở dĩ muỗi này gây ra nhiều cái chết như vậy vì chúng đốt rất êm, khi chích vật chủ không cảm nhận được,thường khi đốt xong, nổi đỏ, ngứa thì mới nhận ra. Đây là loài muỗi gây ra căn bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và ngay cả nười lớn.
1.3. Muỗi Culex
Muỗi Culex là loài muỗi gây ra bệnh viêm não Nhật Bản B, đây cũng là loài muỗi bay đường dài tốt nhất trong các loài muỗi ở Việt Nam.
Đặc điểm: Muỗi trưởng thành có màu nâu, chân và các gân trên cánh luôn được phủ bởi các vảy màu nâu, rất to, bay chậm và đốt rất đau.
Thời gian chích đốt vào ban đêm, thích màu tối.
Giai đoạn từ trứng đến muỗi trưởng thành là 6 – 10 ngày, quá trình lớn lên dạng biến thái hoàn toàn – trứng, ấu trùng, nhộng và cuối cùng thành con trưởng thành.
Nơi cư trú: sống ở kênh rạch, ao, hồ, đồng ruộng, chuồng động vật,… ô nhiễm.
2. Các loại bệnh do muỗi gây ra
Bệnh do muối gây ra thường rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người bởi đặc tính hút máu của chúng và truyền từ người này sang người khác.
Dưới đây là các loại bệnh thường thấy bởi muỗi đốt:
2.1. Sốt xuất huyết Dengue
Sốt xuất huyết do muỗi Aedes Aegypti truyền nhiễm sang con người.
Triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết như đau bụng, buồn nôn, sốt cao liên tục, đau cơ, nhức hai hố mắt, sung huyết ở lỗ chân lông,… Các dấu hiệu này thường bắt đầu hiện rõ sau 07-10 ngày bị muỗi đốt.
2.2. Sốt rét
Khi nhiễm virus sốt rét, người bệnh sẽ có các triệu chứng lâm sàng như ớn lạnh, vã mồ hôi, nhức mỏi…
2.3. Virus Zika
Virus Zika là một loại virus nguy hiểm chủ yếu lây truyền qua loài muỗi Aedes aegypti mang mầm bệnh.
Người nhiễm virus có các triệu chứng gồm sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban, nặng có thể dẫn đến tử vong. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hàng nghìn ca di tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.
2.4. Sốt vàng da
Sốt vàng da là một dạng bệnh sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian bệnh nặng, hầu hết bệnh nhân hồi phục, nhưng khoảng 15% bị biến chứng độc hại, bắt đầu bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị biến chứng tử vong.
2.5. Bệnh sốt Rift Valley
Bệnh sốt Rift Valley là bệnh ảnh hưởng đến động vật, nhưng muỗi có thể lây nhiễm bệnh này cho con người.
Một số người không xuất hiện các triệu chứng. Nhưng những ai có triệu chứng, thì sẽ cảm giác như bị cúm, sau đó một số bị cứng cổ và khó chịu với ánh sáng. Số nhỏ có thể mắc các tổn thương ở mắt hoặc phát triển thành một dạng bệnh não, có khả năng tử vong hoặc sốt xuất huyết.
2.6. Viêm não Murray Valley
Đây là căn bệnh chết người do muỗi gây nên. Mặc dù, đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể xảy ra bất cứ khi nào gây tổn thương đến mô não với triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, co giật, buồn ngủ.
2.7. Sốt Chikungunya
Đây là bệnh do virus chikungunya lây nhiễm qua trung gian của muỗi truyền bệnh. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm đau khớp, nhức đầu, nôn mửa, đau lưng và phát ban da.
2.8. Dirofilaria immitis
Dirofilaria immitis là một trong những bệnh đe dọa tính mạng con người rất nghiêm trọng, bệnh gây ra bởi giun tròn và muỗi. Các vết cắn của muỗi có chứa ấu trùng của giun tròn này là lý do thực sự lây lan của căn bệnh này.
2.9. Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh lây nhiễm gây nguy hiểm đến não do vết cắn của muỗi.
Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản giết chết khoảng 10.000 người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh này bao gồm:
- Sốt, nhức đầu.
- Rối loạn phát âm, khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, liệt màn hầu, liệt chi.
- Nôn, tiêu lỏng, cứng gáy.
- Rối loạn tri giác như ngủ gà, li bì khó đánh thức, đờ đẫn, hôn mê; co giật
- Dấu hiệu thần kinh như cổ gượng, tăng trương lực cơ; suy hô hấp.
Viêm não Nhật Bản gây ra nhiều biến chứng cho con người như: viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt, loét, suy hô hấp… dẫn đến tử vong và hiện tại chưa có phương pháp điều trị.
3. Các đối tượng bị ảnh hưởng bởi muỗi
Muỗi gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ em. Ngoài ra muỗi cũng gây ảnh hưởng đến các loài vật nuôi gia súc, gia cầm. Do đó, việc phòng ngừa và tiêu diệt muỗi luôn là mối quan tâm lớn của Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
4. Cách phòng trị muỗi hiện nay
Có rất nhiều biện pháp phòng chống và tiêu diệt muỗi. Tùy theo khu vực, mức độ, mật độ,…. Mà có những biện pháp xử lý khác nhau. Hãy cùng PEST24h điểm qua một số giải pháp thông dụng hiện nay nhé:
- “Ngủ mắc mùng kể cả ban ngày hay ban đêm” sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập chích đốt của muỗi.
- Phòng chống và diệt muỗi bằng dẹp bỏ nước tù
- Phòng chống và diệt muỗi bằng vệ sinh môi trường sạch sẽ
- Phòng chống và diệt muỗi bằng phát quang cây cối um tùm
- Phòng chống và diệt muỗi bằng trồng cây đuổi muỗi như: cây sả, húng quế, bạc hà,…
- Phòng chống và diệt muỗi bằng tinh dầu như: oải hương, tràm trà, sả, bưởi,…
- Phòng chống và diệt muỗi bằng vỏ cam quýt khô
- Phòng chống và diệt muỗi bằng nước rửa bát
- Phòng chống và diệt muỗi bằng bình xạ phân phun xịt thuốc
- Phòng chống và diệt muỗi băng đèn bẫy muỗi
- Phòng chống và diệt muỗi bằng phun thuốc diệt muỗi
- Phun thuốc dạng sương mù được áp dụng cho cả bên trong, sân vườn bên ngoài nhà.
PEST24h cung cấp các dịch vụ diệt côn trùng muỗi tận gốc, và các dịch vụ diệt côn trùng khác như gián, kiến, ruồi, ve, bọ chét, mối, mọt, rệp, chuột… giúp cho không gian sống của bạn trong lành, sạch sẽ, thoáng mát hơn.
Hãy liên hệ PEST24h qua hotline 1800 888 997 để được tư vấn miễn phí.